Các bước thực hiện MV ca nhạc

MV là viết tắt của Music Video. Đây là một sản phẩm nên có của một bài nhạc hay, điều này sẽ giúp các bạn đưa được những ý tưởng sâu xa nhất của mình vào hình ảnh giúp người nghe dễ hình dung hơn. Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu các bước thực hiện MV ca nhạc chuyên nghiệp.

Các bước thực hiện MV ca nhạc chuyên

Bước 1: Lựa chọn ca khúc

Một trong những cách quảng bá âm nhạc hiệu quả dành cho các nghệ sĩ đó là sản xuất MV cho các bài hát của họ và phát hành chúng thông qua các trang chuyên về video như Youtube hay MySpace, cũng như trình chiếu chúng lên truyền hình quốc gia. Bạn không cần phải tốn hàng đống chi phí để tạo ra một video ca nhạc, cái quan trọng đó là tìm ra một ý tưởng tốt và hiện thực nó bằng ngân sách mà bạn có. Bước đầu tiên của chặng đường này đó là lựa chọn ca khúc mà bạn muốn thực hiện MV.

Có một số yếu tố bạn cần cân nhắc để quyết định ca khúc sẽ được thực hiện MV:

Thời gian bạn đầu tư để tìm kiếm ý tưởng video có thể sẽ kéo dài, đôi lúc còn tới sau khi đĩa đơn của bạn đã được phát hành ra thị trường. Vì vậy, lựa chọn thích hợp cho bạn sẽ là lên kế hoạch thực hiện MV của đĩa đơn ra mắt ngay sau đó.
Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn một ca khúc bất kỳ trong album mà bạn cảm thấy rất tâm đắc khi tìm kiếm ý tưởng để thực hiện MV cho nó. Đây sẽ là một bước đi mới mẻ khi thị trường âm nhạc đã quá quen với việc các nhà sản xuất làm MV cho các đĩa đơn được phát hành chính thức.
Bạn cần cân nhắc kỹ vì công đoạn hậu kỳ cho đoạn phim có thể mất nhiều thời gian, vì vậy lên kế hoạch quay một đoạn phim dài 3 phút cho một ca khúc sẽ dễ dàng và thuyết phục hơn lựa chọn thực hiện một video dài 10 phút để kết thúc album.

Bước 2: Thành lập một đội sản xuất và lựa chọn thiết bị

Sau đây là một số ví dụ về các thành viên trong đội sản xuất mà bạn cần có để tiến hành quay MV ca nhạc của mình:

Nhân viên quay phim – Ít nhất một người, tùy thuộc vào quy mô mà số lượng tăng lên.
Nhân viên phụ trách ánh sáng – Nhân tố cần thiết khi thực hiện quay phim trong nhà.
Đạo diễn – Người phụ trách buổi ghi hình, đảm bảo mọi thứ diễn ra êm xuôi cũng như kiểm soát tất cả mọi thiết bị và các nhu cầu thiết yếu trong các buổi quay.

Với vai trò này, bạn nên tạo ra những cách khác nhau để giúp cho đoàn làm phim cảm thấy thư giãn – điều đó sẽ khiến họ cảm thấy vui vẻ, cống hiến tốt hơn trong quá trình ghi hình và làm việc cùng nhau.

Lý tưởng nhất là bạn hãy tuyển chọn một đội ngũ đã có thiết bị của riêng họ. Nếu phải tự mình chuẩn bị, bạn sẽ phải tối ưu hóa số tiền mà ngân quỹ của bạn cho phép. Bạn không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn tất cả các thiết bị bao gồm máy quay, hệ thống đèn và các công cụ khác. Thay vào đó, bạn có thể tìm đến các dịch vụ cho thuê thiết bị quay hình, được cung cấp bởi các công ty, cửa hàng chuyên biệt. Bạn cần phải nghiên cứu thật kỹ trước khi quyết định mua các thiết bị mới, để phù hợp với mục đích sử dụng cũng như túi tiền của mình.

Bước 3: Lập kế hoạch ghi hình

Bạn càng lập kế hoạch sớm bao nhiêu thì bạn càng tiến hành quay phim nhanh chóng bấy nhiêu. Nếu bạn thuê thiết bị, bạn càng quay nhanh bao nhiêu thì bạn càng đỡ tốn bấy nhiêu chi phí, và nếu bạn mượn từ người thân, bạn bè, thì họ sẽ càng sẵn sàng cho bạn mượn trong những lần tiếp theo nếu bạn giữ đồ của họ trong thời gian ngắn nhất có thể. Để lập kế hoạch, bạn nên:

• Vẽ bảng phân cảnh, bao gồm mô tả cho từng cảnh phim

• Liệt kê đoàn làm phim, những diễn viên cũng như các khâu chuẩn bị cần thiết cho từng phân cảnh

• Tập quay và thử chiếu sáng trước với các diễn viên để họ nắm được yêu cầu của bạn cho phân cảnh đó.

Bước 4: Quay hình

Bạn phải chuẩn bị thật kỹ càng vào ngày chính thức ghi hình. Bạn nên ghi lại những cảnh đã quay xong, nhờ đó mà công việc chỉnh sửa sẽ dễ dàng hơn. Luôn dành thời gian thoải mái cho việc ghi hình – bạn có thể sẽ mất hàng giờ để chuẩn bị và quay cho một cảnh mà khi lên MV chính thức, nó chỉ kéo dài chừng 10 giây.

Đừng dừng lại khi bạn đã cảm thấy hài lòng với một cảnh quay, nếu còn thời gian hãy quay lại lần nữa. Càng có nhiều tư liệu càng tốt, bởi lẽ chúng sẽ giúp bạn tìm ra những điểm mà bạn chưa chú ý tới trước đó. Bảng phân cảnh và kịch bản sẽ là bạn đồng hành giúp bạn không bỏ sót những cảnh quay cần thiết, nhưng hãy thoải mái đón nhận những khoảnh khắc bất ngờ trong quá trình quay!

Bước 5: Quay phân cảnh trực tiếp

Khung cảnh ban nhạc đang biểu diễn trực tiếp có thể là một tư liệu tuyệt vời cho đoạn phim của bạn. Ở đó, bạn có thể bắt được tinh thần cũng như tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và với khán giả một cách chân thực nhất. Tuy nhiên, sẽ có một số khó khăn như sau:

 

Họ sẽ chỉ biểu diễn ca khúc này một lần cho đoạn phim mà bạn đã quay, nên sẽ không có nhiều cơ hội để bạn hoàn thành được khúc phim chuẩn xác. Bên cạnh đó, khi biểu diễn trực tiếp, cách thể hiện của ca sĩ có thể sẽ khác so với bản nhạc trong phòng thu, nên việc khớp giữa hai phiên bản với nhau có thể sẽ gây ra rắc rối.

Chuyển động của ban nhạc, cụ thể hơn là khán giả đều không được tập trước nên bạn và nhân viên quay phim sẽ không biết trước góc quay đẹp nhất. Đôi khi, việc bạn tiến hành quay phim có thể sẽ làm ảnh hưởng tới màn biểu diễn của ban nhạc. Để tránh xảy ra sự cố này, cách tốt nhất là bạn sẽ tổ chức một sân khấu nhỏ, để ban nhạc có thể biểu diễn ca khúc đó trước sự chứng kiến của bạn bè hoặc một nhóm người hâm mộ nhỏ. Còn bạn, sẽ có thể nắm quyền kiểm soát ánh sáng và chuyển động của mọi người một cách linh hoạt hơn!

Bước 6: Sử dụng tư liệu có sẵn

Bạn có thể thêm mắm muối vào MV của mình bằng cách sử dụng những tư liệu quay có sẵn, nhưng bạn nên nhớ nền công nghiệp âm nhạc rất coi trọng bản quyền. Việc sử dụng các đoạn phim mà không được sự cho phép của tác giả hoặc công ty sở hữu bản quyền là vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nguồn tư liệu mà bạn hoàn toàn có thể sử dụng miễn phí mà không cần xin phép ai hay không phải trả bất cứ một số tiền bản quyền nào cho tác giả hết – trừ một vài trường hợp, bạn sẽ cần trả một khoản phí ban đầu để sở hữu chúng! Bạn có thể tìm được những đoạn phim này ở trên các website công cộng. Một số ví dụ sẽ giúp ích cho bạn đó là: Viện Điện ảnh Anh Quốc, Kho Dự trữ quốc gia của Google, hay European Space Agency.

Bước 7: Chỉnh sửa

Bạn đã quay phim rất tốt nhưng nếu không trải qua quá trình chỉnh sửa, thì sẽ không thể biến chúng trở thành một đoạn phim hoàn chỉnh. Để thực hiện bước này, bạn cần phải tập luyện với một lòng kiên nhẫn cao độ. Bạn sẽ là người quyết định cảm giác cũng như hướng đi của đoạn phim.

Sau khi quyết định được những yếu tố trên, bạn sẽ cần lựa chọn sử dụng chuẩn xác những hiệu ứng sẽ giúp cho đoạn phim của bạn thật khác biệt. Đặc biệt, nếu có nhiều người cùng tham gia vào khâu này, thì tốt nhất là các bạn nên chia nhau ra để tiến hành. Sau một vài lần thử, hãy ngồi lại cùng nhau để bàn luận cho ra phương án cuối cùng.

Bước 8: Lựa chọn phần mềm và thiết bị thích hợp

Một trong những lựa chọn cơ bản cho hệ điều hành iOS là iMovie, còn cho Windows là Première Elements của Adobe. Những phần mềm phức tạp hơn có thể đem lại nhiều sự tự do để bạn lựa chọn hơn, nhưng đối với những người mới bắt đầu thì chúng hoàn toàn có thể khiến bạn choáng ngợp và cũng rất đắt đỏ.

Việc chỉnh sửa video không gây ra nhiều khó khăn cho bạn do khả năng tiến hành trên hầu hết mọi loại máy tính. Tuy nhiên, bạn sẽ cần nhiều dung lượng phần cứng để thực hiện mượt mà công đoạn này, do đó đối với những tư liệu không cần thiết, bạn nên xóa chúng đi. Nếu được, bạn có thể đầu tư luôn một ổ cứng mới để chứa riêng các tư liệu cho đoạn phim của bạn.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm nữa đó là định dạng file cuối cùng. Các định dạng được nén cao phù hợp nhất để phát hành trên Internet (nổi tiếng nhất là Quicktime), DVD là một lựa chọn lý tưởng để phát hành cho đại chúng và truyền thông, v.v

Bước 9: Hãy thật sáng tạo

– Hãy thử nghĩ ra một thứ gì đó thật khác biệt khi thực hiện MV ca nhạc của bạn. Đó có thể là một địa điểm quay lạ, hiệu ứng hào nhoáng theo mỗi bước di chuyển của người nghệ sĩ, v.v.

– Sau đây sẽ là 5 mẹo giúp bạn sản xuất một MV hoàn hảo:

– Không thu phóng máy quay bừa bãi: Những cảnh quay phóng to khi lên hình chính thức thường trông sẽ rất nghiệp dư

– Không sử dụng hiệu ứng bừa bãi: Lời khuyên tốt nhất cho bạn đó là sử dụng vừa đủ các hiệu ứng mà những trình chỉnh sửa video cung cấp. Bạn nên chèn một số lượng hiệu ứng vừa đủ xuyên suốt video, để tạo một cảm giác thống nhất từ đầu đến cuối.

– Bổ sung hiệu ứng âm thanh: Đây là một trong những yếu tố đem lại màu sắc mới mẻ cho các MV ca nhạc. Nếu đoạn phim bắt đầu với cảnh một người đang đi dạo trên phố, bạn có thể thêm tiếng bước chân hoặc âm thanh của đường xá trong đoạn mở đầu.

– Đừng quá tham vọng: Một ý tưởng đơn giản được thực hiện hoàn hảo sẽ có hiệu quả hơn một ý tưởng phức tạp mà không thể thành hình tử tế.

– Mặc kệ quy tắc: Đôi khi phá vỡ những quy tắc, thay đổi phong cách, liên tục làm mới, trải nghiệm nhiều hơn, sẽ mang lại cho bạn những điều vô cùng thú vị.

[hfe_template id=’21361′]