Nếu bạn thực sự đam mê làm phim, đam mê diễn xuất thì việc tìm hiểu vị trí trong đoàn làm phim là cực kỳ quan trọng. Việc tìm hiểu chi tiết công việc của từng vị trí trong đoàn làm phim giúp bạn có thể làm việc nhóm tốt hơn
ACTING SERVICES – DIỄN XUẤT
Acting Coach (Huấn luyện viên diễn xuất): giúp các diễn viên phát triển khả năng diễn xuất của họ bằng cách dạy họ cách phát triển nhân vật theo chiều sâu để chuẩn bị cho những vai diễn đặc biệt hoặc thi tuyển. Huấn luyện viên diễn xuất còn có vai trò quan tâm đến từng cá nhân và hướng dẫn kỹ thuật diễn xuất chuyên sâu cho cả cá nhân và nhóm.
Casting Assistant (Trợ lý tuyển vai) – làm việc với các đạo diễn tuyển vai khi tiến hành thử vai. Người này sẽ giúp tổ chức và quản lý thông tin và các chi tiết liên quan đến các diễn viên trong suốt quá trình casting.
Casting Director (Đạo diễn tuyển vai) – là người làm việc chặt chẽ với đạo diễn trong suốt quá trình tuyển diễn viên. Trong khi đạo diễn hoặc nhà sản xuất thường đảm nhận vai trò quyết định trong việc sẽ lựa chọn diễn viên cho các nhân vật chính thì các đạo diễn tuyển vai là người tổ chức casting, chọn lựa, ký hợp đồng với các diễn viên khác.
Choreographer (Biên đạo múa) – người lên kế hoạch, thiết kế và chỉ đạo những phân cảnh hành động trong phim. Những cảnh hành động có thể bao gồm nhảy múa, đánh nhau, hay những cảnh khác có mức độ phối hợp cao.
Dialect Coach (Huấn luyện viên ngôn ngữ) – hỗ trợ trong việc hướng dẫn cho diễn viên đối thoại một cách phù hợp với kịch bản. Điều này bao gồm việc dạy cho diễn viên những điểm nhấn, tông giọng, tiếng địa phương và những chi tiết khác sao cho phù hợp với những đặc điểm của nhân vật.
ANIMALS – ĐỘNG VẬT
Animal Wrangler – người điều khiển, hướng dẫn và chăm sóc cho một con vật cụ thể được sử dụng để quay phim. Người này có chuyên môn trong việc điều khiển động vật và thường là chủ nhân của con vật. Các loại động vật phổ biến thường là chó, mèo, chim, thỏ và các loại thú nuôi dễ đào tạo khác.
Animal Wrangler chịu trách nhiệm huấn luyện và chăm sóc cho con vật
Livestock Coordinator (Điều phối gia súc) – là người cung cấp và kiểm soát một đoàn vật nuôi đặc biệt để quay phim. Các loại gia súc phổ biến thường dùng trong phim là ngựa, bò và các đàn động vật lớn khác.
ART DEPARTMENT – BỘ PHẬN MỸ THUẬT
Art Director (Giám đốc thiết kế mỹ thuật) – là người làm vệc với các nhà thiết kế sản xuất và chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và dựng phim. Về cơ bản, họ là người hỗ trợ cho nhà thiết kế sản xuất và giúp xây dựng “cái nhìn” và “cảm xúc” cho bộ phim.
Carpenter (Thợ mộc) – làm nhiệm vụ thiết lập và xây dựng các bộ phận dưới sự giám sát của các điều phối viên xây dựng. Các bộ phận này thường bao gồm tất cả các tòa nhà, các bức tường và các loại công trình xây dựng lớn.
Concept Illustrator (hay còn gọi là các nghệ sĩ tạo hình) có thể tạo ra một mô hình máy tính tạo hình 3D theo kịch bản, cho phép các nhà thiết kế sản xuất xác định được một cảnh sẽ trông như thế nào. Các Concept Illustrator thiết kế và dựng trước các cú máy, góc quay, độ dài tiêu cự, các chuyển động máy theo mong muốn của đạo diễn. Mô hình máy tính tạo ra điều này có thể miêu tả kết cấu bề mặt khác nhau, ánh sáng và thậm chí cả trang phục.
Construction Coordinator / Set Builder (Điều phối viên xây dựng/ người dựng cảnh) – là những người làm nhiệm vụ giám sát việc chế tạo và đảm bảo cho các bộ phận khác được nguyên vẹn theo chỉ dẫn của các nhà thiết kế sản xuất và giám đốc thiết kế mỹ thuật (art director). Người này cũng chịu trách nhiệm về ngân sách và đặt hàng các vật liệu cần thiết cho việc thiết kế. Các điều phối viên xây dựng cũng có thể chịu trách nhiệm cho việc thuê thợ mộc.
Production Designer (Nhà thiết kế sản xuất) thường làm việc với đạo diễn và chịu trách nhiệm chính cho việc thiết kế tổng thể hình ảnh mà người xem “nhìn thấy” và “cảm giác” về một bộ phim. Công việc này bao gồm việc sử dụng trang phục, phong cảnh, đạo cụ và các khung cảnh khác có thể phản ánh kịch bản phim.
Scenic Artist (Nghệ sĩ tạo cảnh) – là người chịu trách nhiệm thiết kế và xử lý các bề mặt vật dụng. Bao gồm các công việc như sơn, trát, tô màu, tạo kết cấu hay sử dụng bất kỳ phương pháp nào để tạo ra một quang cảnh. Thông thường, các Scenic Artist mô phỏng, đá, gỗ, kim loại hoặc gạch…
Storyboard Artist (Nghệ sĩ phác thảo kịch bản phân cảnh) – là người tạo ra một loạt các ảnh minh họa và bản phác thảo dựa trên ý tưởng của đạo diễn trong khâu tiền kỳ. Mỗi phác họa đại diện cho một góc máy khác nhau. Những bản vẽ thường bao gồm các góc máy ảnh, nhân vật và thiết kế bối cảnh. Những minh họa đó sau đó được sử dụng để hỗ trợ cho các bộ phận khác trong việc tìm hiểu nhiệm vụ của họ.
Storyboard là phương pháp phân cảnh kịch bản phim bằng hình, mô tả nội dung và cả góc máy thể hiện
Vị trí trong đoàn làm phim khá quan trọng là CAMERA – QUAY PHIM
1st Assistant Camera (1st AC) (phụ quay thứ nhất) – phụ trách việc đo lường và chỉnh focus trong quá trình quay phim để đảm bảo mọi cảnh quay đều nét. Phụ quay thứ nhất cũng sắp xếp các cảnh quay, giúp set-up và dựng máy quay, cũng như bảo quản và làm sạch máy ảnh và ống kính.
2nd Assistant Camera (2nd AC) (phụ quay thứ 2) – là người chịu trách nhiệm quản lý và điền tất cả thông số về cuộn phim, cảnh quay, đạo diễn, quay phim, ngày quay… để người dựng phim có thể làm việc một cách dễ dàng. Người này cũng theo sát đoàn quay để đảm bảo sự đồng bộ và ghi đúng nhãn cho mỗi shot phim.
Aerial Photographer (Người điều hành máy quay trên không) – là người có khả năng và được trang bị tốt để chụp ảnh và quay phim bằng các thiết bị trên không. Thường là các máy bay mô hình và trực thăng quay phim.
Camera Operator (Quay phim) – người điều khiển và vận hành máy quay trong suốt quá trình quay phim dưới sự giám sát của D.P (Đạo diễn hình ảnh). Người quay phim làm việc chặt chẽ với cả 2 phụ quay, họ kiểm soát khung hình, các động tác máy dưới sự hướng dẫn của đạo diễn hình ảnh.
Director of Photography (Đạo diễn hình ảnh) – là người phụ trách tổng quan hình ảnh trong video. Họ đề xuất loại máy quay và lenses phù hợp. Họ cùng đạo diễn thiết kế khung hình và các chuyển động của camera. Họ cũng chịu trách nhiệm về đoàn quay phim, thiết kế ánh sáng và cộng tác với các gaffer.
Data Handler / Wrangler – Đây là một công việc khá mới được tạo ra khi các định dạng video kỹ thuật số được sử dụng phổ biến. Các Data Wrangler thường là người chịu trách nhiệm tổ chức, ghi nhãn, tải, nhân bản và định dạng lại ỗ đĩa lưu trữ kỹ thuật số để sử dụng cho các phòng biên tập/hậu kỳ.
DIT – Digital Imaging Technician (Kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số) – Đây là công việc được tạo ra do sự phổ biến của các định dạng video kỹ thuật số hiện đại. Các kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số sử dụng các phương pháp xử lý ảnh khác nhau để cho ra chất lượng hình ảnh cao nhất có thể trong quá trình sản xuất. Người này thưởng quản lý việc chuyển giao và lưu trữ các dữ liệu hình ảnh một cách tốt nhất.
Steadicam Operator (Người vận hành máy quay cầm tay) – Steadicam là một dạng máy quay sử dụng một cánh tay cơ khí gắn vào cơ thể người quay phim để giúp việc cầm máy bằng tay trở nên dễ dàng hơn và cho phép người quay phim di chuyển trong lúc ghi hình mà tránh được tình trạng rung giật. Các Steadicam Operator là người chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành steadicam trong khâu sản xuất. Hầu hết các Steadicam Operator đều là những người có sức khỏe tốt vì công việc này yêu cầu cần có sức khỏe và độ dẻo dai để vận hành steadicam.
Still Photographer (nhiếp ảnh hậu trường) – là người chụp ảnh tĩnh và tài liệu cơ bản về những cảnh hậu trường sản xuất. Thông thường, người này chụp những bức ảnh sử dụng cho mục đích tiếp thị như làm poster film và DVD nghệ thuật.
Quay phim điện ảnh: là những người chuyên quay phim điện ảnh, đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao để có những cảnh quay theo đúng kịch bản và ý đồ của người đạo diễn và đoàn làm phim. Nếu quay bằng máy quay phim nhựa thì giá thành cao do đó người quay phim phải tính toán kỹ các yếu tố kỹ thuật, ánh sáng, bố cục, động tác máy… trước khi bấm máy. Khi các thiết bị ghi hình điện tử phát triển, những người quay phim điện ảnh cũng chuyển sang làm phim bằng các camera, bàn dựng giống như các thiết bị của đài truyền hình.
Quay phim truyền hình: là công việc của phóng viên quay phim ở các đài truyền hình. Tính chuyên nghiệp của người quay phim truyền hình thể hiện trên 2 góc độ: tính phát hiện vấn đề của báo chí và nghệ thuật tổ chức hình ảnh của người quay phim.
Quay phim tự do: ngày nay các thiết bị ghi hình trở nên phổ biến, từ máy ghi hình chuyên dụng đến bán chuyên dụng, máy du lịch và cả máy ảnh, máy điện thoại có chức năng quay phim… vì vậy ngày càng có nhiều người trở thành quay phim tự do.
Trước những thay đổi của truyền thông hiện đại, truyền thông bằng hình ảnh ngày càng quan trọng. Việc xây dựng thông điệp bằng hình ảnh động phải dựa trên cơ sở hình ảnh ban đầu của người quay phim mang lại.
Như vậy quay phim là một nghề có thể là chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp nhưng đòi hỏi người quay phim phải có hiểu biết về kỹ thuật sử dụng máy quay, ngôn ngữ hình ảnh và những thủ pháp nghề nghiệp để có hình ảnh mang giá trị thông tin.
Chúng ta vẫn thường dùng những từ như “dáng, hình dạng, hình khối” Cái dáng của một đồ vật là đường viền của chính đồ vật đó.Hình dạng vừa trừu tượng vừa hình thức còn hình khối là cái chất nặng của hình ảnh của một vật, một khu vực, một hình thể hoặc một tập hợp của tất cả những thứ đó. Khối dạng có thể là một chiếc ôtô, máy bay tàu thủy v.v. hoặc cận cảnh thật to của một cái đầu hay được kết hợp của nhiều hình thể,
Đường nét và hình dạng có thể khống chế một phối cảnh nhờ giá trị thẩm mỹ và tâm lý ,hoặc thu hút cảm quan khán giả bằng sự lôi cuốn xúc động.
DIRECTING – KHỐI ĐẠO DIỄN
1st Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 1) làm việc với cả với giám đốc sản xuất và đạo diễn để lên lịch quay phim hiệu quả nhất có thể. Các trợ lý đạo diễn 1 chia kịch bản để xếp lịch quay phim, giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, nhân sự và các trang thiết bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Đôi khi người này còn giúp đạo diễn hậu cảnh (background) cho một số cảnh.
2nd Assistant Director (Trợ lý đạo diễn 2) làm việc trực tiếp với trợ lý đạo diễn 1 để thực hiện nhiệm vụ của mình. Lịch chi tiết cho từng ngày quay được các trợ lý đạo diễn 2 sắp xếp. Các trợ lý đạo diễn 2 cũng giúp các nhà quản lý sắp xếp diễn viên, thành viên đoàn làm phim và các thiết bị cần thiết cho mỗi ngày quay. Người này cũng hỗ trợ đạo diễn hậu cảnh cho các cảnh quay.
Director (Đạo diễn) – Các đạo diễn là các nghệ sĩ sáng tạo hàng đầu trong một bộ phim. Đạo diễn làm việc chỉ đạo các diễn viên và kiểm soát về hoạt động sáng tạo cũng như hầu hết mọi khía cạnh của bộ phim. Đạo diễn đóng một vai trò to lớn trong casting, sửa đổi kịch bản, quay phim và dựng phim. Thông thường, các đạo diễn được thuê bởi các nhà sản xuất phim.
FOOD – THỰC PHẨM/HẬU CẦN
Craft Service – là những món ăn nhẹ và đồ uống cung cấp cho đoàn làm phim trong suốt quá trình quay phim. Đây là một dịch vụ riêng biệt. Người phụ trách Craft Service thành lập và điều hành một cơ sở gần khu vực sản xuất để cung cấp các món ăn nhẹ và đồ uống.
Caterer – là người lên kế hoạch, tổ chức và chuẩn bị tất cả các bữa ăn cho toàn bộ bộ phận sản xuất phim. Caterer được dành một khu vực cho phép họ làm việc hiệu quả hơn và cũng giúp tiết kiệm thời gian sản xuất cũng như tiết kiệm thời gian và chi phí đi ăn trưa của đoàn làm phim. Caterer có thể phục vụ cho đoàn làm phim khoảng từ 10 người cho đến hàng trăm người. Họ còn cung cấp các phần ăn chay để đáp ứng nhu cầu của từng người trong đoàn làm phim.
Food Stylist – là người chuẩn bị và sắp xếp thực phẩm một cách hấp dẫn để sử dụng trong các bức ảnh, quảng cáo hay phim ảnh. Người này thường có kiến thức căn bản trong ẩm thực, nấu nướng, phát triển các công thức và sáng tạo để tìm ra cách làm cho thức ăn trông hấp dẫn nhất có thể.
Assistant Food Stylist – là người giúp các Food Stylist trong việc chuẩn bị và sắp xếp thực phẩm. Người này có kiến thức sâu rộng trong việc nấu ăn, phát triển công thức và có khả năng hỗ trợ để tìm ra các giải pháp sáng tạo làm cho thức ăn trông hấp dẫn hơn.
GRIP – KHỐI KỸ THUẬT
Crane / Jib Operator – Người này chịu trách nhiệm set-up và vận hành máy quay cơ hay còn được gọi là “jib arm”. Jib Arm chủ yếu được sự dụng cho các cảnh quay lớn đòi hỏi độ cao đáng kể và chuyển động trơn tru.
Dolly Grip – Camera dolly là một cái xe đẩy nhỏ có bánh lăn bên dưới với một cánh tay nâng để gắn camera. Dolly Shots giúp các cảnh quay mượt mà hơn. Các nhà điều hành máy quay và các trợ lý đạo diễn thường ngồi trên xe dolly trong các cảnh quay. Các Dolly Grip xây dựng đường ray, làm cho nó bằng phẳng và đặt dolly lên đường ray. Người này cũng khởi động, đánh dấu, đẩy dolly và điều khiển cánh tay trong suốt quá trình quay.
Grip (nhân viên kỹ thuật hiện trường) – có nhiệm vụ lắp đặt, điều chỉnh, vận hành tất cả các thiết bị liên quan đến kỹ thuật trong quá trình sản xuất phim. Bao gồm việc tạo ra mô hình và hiệu ứng đổ bóng, ánh sáng màu, khuyếch tán ánh sáng hoặc chắn sáng. Trong khi thợ điện phụ trách việc thiết lập hệ thống đèn chiếu sáng, dây cáp, các grip cung cấp mọi thứ để dựng hệ thống đèn, đảm báo chất lượng ánh sáng mà các gaffer mong muốn. Họ cũng cung cấp một loạt các kỹ xảo đặc biệt để bảo vệ và đảm bảo an toàn trong trường quay.
Key Grip (tổ trưởng kỹ thuật hiện trường) là người nắm chính hoạt động kỹ thuật hiện trường trong một bộ phim và phụ trách tất cả các nhân viên phụ trách hiện trường khác. Key Grip và Best Boy hợp tác với các Gaffer và đạo diễn hình ảnh đễ xây dựng các chiến thuật tốt nhất để hoàn thành một cảnh quay. Key Grip giám sát các hoạt động lựa chọn camera phù hợp cũng như quản lý việc chắn sáng hoặc khuếch tán.
LIGHTING – KHỐI ÁNH SÁNG
Best Boy – là người chịu trách nhiệm quản lý các thợ điện khác, giống như cách các Key Grip phụ trách các Grip. Các best boy thường điều hành, điều chỉnh và cân bằng tải điện trên máy phát điện khi có yêu cầu. Người này cũng chịu trách nhiệm phân phối các hệ thống cáp điệp cung cấp năng lượng cần thiết cho mỗi đèn.
Electrician (Thợ điện) – về cơ bản, thợ điện chịu trách nhiệm thiết lập và vận hành tất cả các công cụ chiếu sáng và cáp theo hướng dẫn của best boy hoặc gaffer. Đây là công việc đòi hỏi người làm phải có thể chất tốt vì đèn và cáp thường có trọng lượng lớn và được yêu cầu với số lượng nhiều. Thợ điện cũng phải có kiến thức về đèn Vonfram và HMI cũng như việc thay đổi và cài đặt bóng đúng vị trí.
Gaffer – các gaffer cũng được biết đến như là giám đốc kỹ thuật chiếu sáng. Người này chịu trách nhiệm chính cho việc phát triển một kế hoạch chiếu sáng theo mong muốn của đạo diễn hình ảnh. Các Gaffer thông báo cho Best boy và key grip về nơi đặt đèn và loại đèn nào cần đặt. Gaffer phụ trách việc cung cấp ánh sáng tốt nhất theo yêu cầu kịch bản cho các khung hình.
LOCATIONS – BỐI CẢNH
Location Assistant là người giúp các Location manager và location scout các công việc liên quan đến việc điều phối các vị trị, bãi đậu xe cho đoàn làm phim và các loại xe dùng trong sản xuất. Những người này cũng hỗ trợ trong việc xin giấy phép quay phim và các giấy tờ pháp lý cần thiết khác.
Location Scout thường là người làm công việc tiền trạm bối cảnh và là một trong những thành viên đầu tiên của đoàn phim bắt tay vào khâu sản xuất. Location Scout hỗ trợ việc tìm địa điểm quay theo ý muốn của nhà sản xuất và đạo diễn. Các Location Scout thường có một cơ sở dữ liệu lớn và các bức ảnh về các địa điểm để tham khảo trước khi đi thực địa.
Locations Manager (phụ trách chọn bối cảnh) là người có nhiệm vụ chuẩn bị các giấy tờ, thủ tục pháp lý để được cho phép quay phim tại một địa điểm cụ thể. Locations Manager cũng là người chịu trách nhiệm về các khoản phí dùng cho bối cảnh. Các địa điểm này bao gồm cả bối cảnh quay phim và khu đỗ xe cho đoàn phim.
MAKE-UP & HAIR – TRANG ĐIỂM VÀ TÓC
Hair Dresser– là người có trách nhiệm tạo kiểu tóc và duy trì kiểu tóc của các diễn viên trong suốt bộ phim. Hair Dresser thường có tất cả các đồ dùng cần thiết cho việc tạo kiểu tóc. Các Hair Dresser làm việc với các nghệ sĩ make-up để tạo cho diễn viên có ngoại hình tốt nhất có thể.
Makeup Artist có nhiệm vụ trang điểm cho các diễn viên sao cho phù hợp với vai diễn của họ, từ phong cách hiện đại đến phong cách cổ điển theo từng giai đoạn lịch sử. Makeup Artist tạo cho diễn viên có được ngoại hình theo mong muốn của đạo diễn, thường là phù hợp với khung cảnh và bối cảnh trong câu chuyện.
MEDICAL & SECURITY – Y TẾ VÀ AN NINH
Security Bảo vệ – Các nhà sản xuất thường thuê dịch vụ bảo vệ cho đoàn phim vì nhiều lý do khác nhau. Trong nhiều trường hợp, nhân viên bảo vệ chỉ cần làm những nhiệm vụ đơn giản như trông nom và bảo vệ các thiết bị trong thời gian đoàn làm phim không làm việc. Những lúc khác, nhân viên bảo vệ làm nhiệm vụ giúp đỡ đoàn làm phim kiểm soát đám đông hoặc hộ tống các diễn viên.
Set Medic trong hầu hết các bộ phim lớn, một Set Medic là người chịu trách nhiệm về các trường hợp khẩn cấp về y tế và các tai nạn có thể xảy ra khi làm phim. Các Set Medic được trang bị một loạt các vật dụng y tế dùng cho các vết cắt nhỏ đến chân thương nghiêm trọng hơn. Các Set Medic là một biện pháp dự phòng rủi ro đơn giản nhưng hiệu quả nhằm đảm bảo việc sơ cứu kịp thời và đúng cách cho các thành viên đoàn làm phim hay diễn viên khi xảy ra tai nạn.
PRODUCTION – SẢN XUẤT
Accounting Assistant (Trợ lý kế toán) – làm việc trực tiếp với kế toán sản xuất, người chịu trách nhiệm quản lý tất cả các giao dịch tài chính trong quá trình làm phim.
Producer (Nhà sản xuất) – là một trong những vị trí hàng đầu trong đoàn làm phim. Điều này là do các nhà sản xuất chịu trách nhiệm về kinh phí làm phim, thuê đạo diễn, theo dõi tài chính của bộ phim. Các nhà sản xuất cũng làm công việc thuê người nắm chính trong đoàn làm phim, và thường hồ trợ trong việc lập kế hoạch phân phối chính thức cho bộ phim.
Production Accountant (Kế toán sản xuất) – là người chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý tất cả các giao dịch tài chính trong quá trình sản xuất.
P.A. – Production Assistant (Trợ lý sản xuất) – nhiều người đã bắt đầu sự nghiệp của mình trong ngành công nghiệp điện ảnh với vai trò trợ lý sản xuất. Một trợ lý sản xuất thường chịu trách nhiệm chung hoặc phụ trách các công việc nhỏ mà nhà sản xuất yêu cầu. Nhiệm vụ cơ bản có thể bao gồm phụ trách máy bộ đàm, lập trại, làm bảng biểu, làm các việc lặt vặt khi cần thiết. Các trợ lý sản xuất cũng có thể giao việc cho người khác để hoàn thành công việc của mình.
Production Coordinator (Điều phối sản xuất) – là người có trách nhiệm điều phối hậu trường, chuẩn bị hầu cần, bao gồm thuê thiết bị, thuê thành viên đoàn phim, điều phối diễn viên. Ngoài ra, người này có thể xử lý các thủ tục giấy tờ cần thiết để tổ chức sản xuất. Vì lý do này, điều phối sản xuất là một thành viên quan trọng trong đoàn làm phim, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu sản xuất về ngân sách và thời gian.
Production Supervisor/UPM (Giám sát sản xuất) – là người làm việc với điều phối sản xuất và về cơ bản, người này còn giám sát việc tổ chức và phân bổ ngân sách sản xuất, kế hoạch của thành viên đoàn làm phim và diễn viên, giám sát tiền lương và ngân sách hàng ngày, lịch trình cho thuê thiết bị và các thủ tục giấy tờ. Người này có trách nhiệm đảm bảo ngân sách hợp lý theo từng ngày.
Production Supervisor – Assistant (Trợ lý giám sát sản xuất) – là người quản lý, giúp đỡ và hỗ trợ việc phân bổ nhân lực thành viên đoàn làm phim và diễn viên, kiểm soát thời gian làm việc của các thành viên, kiểm soát hóa đơn, lập lịch trình thuê các thiết bị và các vấn đề liên quan đển thủ tục giấy tờ.
PROPS – ĐẠO CỤ
Props Assistant (Trợ lý đạo cụ) – là người hỗ trợ các vấn đề về địa điểm và bố trí các đạo cụ. Người này trực tiếp làm việc và hỗ trợ cho các Prop master xử lý tất cả các đạo cụ khác nhau được sử dụng trong một bộ phim. Bao gồm tất cả các vật dụng di chuyển được như súng, dao, sách, điện thoại, bát đĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ vật dụng nào khác mà bộ phim cần.
Prop Builder / Sculptor – là những người chịu trách nhiện xây dựng các đạo cụ đặc thù và cần thiết cho bộ phim khi không thể tìm mua chúng ở bên ngoài, hoặc giá mua quá đắt. Những người này có thể sử dụng nhiều dạng vật liệu khác nhau từ xốp, nhựa, đồ điện tử, kim loại, gỗ hoặc các loại kính. Những người này thường là các thợ thủ công, xây dựng và và điêu khắc có tay nghề cao.
Prop Master – các Prop Master mua lại, tổ chức, duy trì và quản lý tất cả các đạo cụ khác nhau cần thiết cho việc làm phim. Một đạo cụ về cơ bản được làm ra theo từng mảnh để có thể dễ dàng di chuyển và ráp lại. Các đạo cụ trong phim có thể là súng, dao, sách, điện thoại, chén dĩa, thực phẩm, dụng cụ âm nhạc, vật nuôi hoặc bất kỳ thứ gì mà đoàn làm phim cần cho bộ phim.
Set Decorator (Chuyên viên thiết kế bối cảnh) – là người đưa ra các quyết định về việc những đồ nội thất và đồ trang trí nào sẽ được sử dụng trong các cảnh quay. Người này làm việc chặt chẽ với các Art Director và thiết kế sản xuất để tạo ra môi trường trực quan tối ưu cho việc quay phim. Bao gồm các hạng mục như tranh vẽ, vải và những phần không di chuyển được.
Set Dresser (Chuyên viên trang trí) – người này làm việc chặt chẽ với các Set Decorator để giúp trang bị và trang trí cho phù hợp với bộ phim. Các loại đồ trang trí bao gồm tất cả các mặt hàng không thể di chuyển như đồ nội thất, tranh vẽ, vải, màn treo và những thứ khác. Các Set Dresser hỗ trợ các Set Decorator các vấn đề cơ bản mà các Set Decorator cần để có được bối cảnh tốt cho phim.
SCRIPT – KỊCH BẢN
Script Consultant (Tư vấn kịch bản) – là người hỗ trợ người nhà biên kịch trong việc chuyển thể một quyển sách hay một câu chuyện trở thành một kịch bản. Người tư vấn sẽ phân tích kịch bản, tư vấn, hiệu chỉnh, sửa đổi lời thoại và câu chuyện hoặc phát triển nhân vật ở những điểm cần thiết. Họ còn có thể làm kịch bản ngắn lại hoặc dài hơn để có được một độ dài hợp lý. Nói chung, một trang từ kịch bản tương đương với một phút trên bộ phim. Vì lý do này mà kịch bản phim thường có độ dài từ 90 đến 120 trang.
Script Supervisor (Giám sát kịch bản) – làm việc chặt chẽ với đạo diễn bằng cách ghi chú các chi tiết liên quan đến các cảnh đã quay và cần phải được quay. Đồng thời cũng ghi nhật bất kỳ điểm sai lệch nào với kịch bản. Họ cũng đảm bảo rằng lời thoại của diễn viên đúng như trong kịch bản. Các Script Supervisor cũng ghi chú những điều cần thiết trong quá trình dựng phim như là địa điểm quay, tìm kiếm cảnh quay tốt nhất. Script Supervisor cũng thường xuyên giúp đảm bảo tính liên tục và sự thống nhất giữa các cảnh quay.
Script Writer (Biên kịch) – hỗ trợ những khách hàng có ý tưởng nhưng cần sự giúp đỡ để có thể đưa các ý tưởng đó ra giấy. Ngoài phim ảnh, biên kịch làm các công việc như soạn thảo kịch bản cho truyền hình hoặc phát thanh, video quảng cáo và giáo dục, phim tài liệu… Biên kịch cũng có thể chuyển thể những quyển sách hoặc câu chuyện phù hợp vào kịch bản phim – thứ được xem như kim chỉ nam cho toàn bộ quy trình làm phim. Kịch bản bao gồm lời thoại giữa các nhân vật, mô tả về khung cảnh trong câu chuyện hay giúp định hướng các cảnh quay…
Teleprompter – Các Teleprompter là các thiết bị gắn trước camera chứa lời thoại để các diễn viên đọc trong khi nhìn vào ống kính. Kỹ thuật này cũng được sử dụng bởi các phát thanh viên. Người điều hành Teleprompter giúp đặt và phóng đại chữ trên máy ảnh cũng như máy tính và cuộn văn bản đến đoạn phù hợp. Người làm việc này thường được cung cấp kịch bản trước để họ có thể nhập nó vào máy tính của họ trước khi đến trường quay.
Video Assist / VTR – người hỗ trợ kỹ thuật thu hình (Video Tape Recorder) trong quá trình sản xuất. Hầu hết các máy quay phim sử dụng phim thường có một cuộn băng ghi lại và có thể phát ngay lập tức những gì vừa quay. Vì bạn không thể xem phim 35mm chưa qua xử lý trong phòng tối, vậy nên đây là một công cụ đặc biệt hữu ích trong trường quay. Video Assist là thuật ngữ dùng để mô tả bản ghi và phát lại quá trình này. Việc kiểm tra các đoạn phim này lập tức cho phép đạo diễn có thể kiểm soát các yếu tố như diễn xuất của diễn viên, góc quay, khung, vũ đạo và các yếu tố khác cho phù hợp.
SOUND – ÂM THANH
Boom Operator (người điều khiển cần thu thanh) – người này chịu trách nhiệm xác định vị trí các microphone trong khi quay trực tiếp. Boom Operator là người hỗ trợ cho những chuyên viên phụ trách âm thanh. Nhiều lúc, các Boom Operator được đề nghị giữ cần âm thanh cố định tại một vị trí trong nhiều phút. Boom Operator còn phải vừa di chuyển micro theo các chuyển động của diễn viên vừa phải tránh để mic lọt vào khung hình hay cản sáng để tạo ra âm thanh phù hợp và tốt nhất có thể.
Sound Mixer – Film – Các Sound Mixer trong một bộ phim là người phụ trách bộ phận âm thanh và chịu trách nhiệm giám sát, ghi lại âm thanh trong quá trình sản xuất. Các Sound Mixer quyết định việc sử dụng loại microphone nào, đặt mic ở đâu. Người này cũng có thể hòa trộn nhiều loại âm thanh khác nhau. Sound Mixer giám sát công việc của các Boom Operator và các vật dụng khác liên quan đến âm thanh.
SPECIAL EFFECTS – HIỆU ỨNG ĐẶC BIỆT
FX Make-Up / Prosthetics – các bộ phận giả hoặc hiệu ứng đặc biệt: những người này sử dụng một loạt các kỹ thuật và vật liệu khác nhau như cao su, gelatin và các dụng cụ tạo màu cho da của diễn viên… Máu đông và máu, vết bỏng, các sinh vật, sự lão hóa… là những hiệu ứng đặc biệt thường sử dụng trong kỹ thuật hóa trang.
Pyrotechnics / Firearms – đôi khi còn được gọi là armorer, người này chịu trách nhiệm chính trong việc xử lý, bảo trì và chăm sóc tất cả các loại vũ khí, chất nổ và pháo hoa sử dụng trong quá trình quay. Bao gồm tất cả các chất nổ trong cần dùng trong các cảnh quay hành động thực tế, các hiệu ứng khói trong cảnh chiển đấu. Pyrotechnicians thường được đào tạo bài bản và có giấy chứng nhận có thể xử lý các đạo cụ nguy hiểm có thể gây cháy nổ.
Special Effects Technician – là người hỗ trợ trong việc tạo ra các hiệu ứng đặc biệt có sử dụng máy móc cơ khí, các thiết bị quang học hoặc thiết bị gây ảo giác để tạo ra những hình ảnh sống động trong phim. Các Special Effects Technician còn cung cấp cách hình ảnh cần thiết như các yếu tố thời tiết hoặc hỗ trợ để tạo ra các khung cảnh đỗ vỡ, sụp đổ, cháy, khói, vụ nổ. Họ cũng cung cấp các thiết bị cơ khí đặc biệt cho phép các diễn viên bay trên không.
STUNTS – DIỄN VIÊN ĐÓNG THẾ
Precision Driver – lái xe kỹ thuật cao. Các bộ phim thường sử các Precision Driver, nhất là đối với các cảnh quay đòi hỏi sự khéo léo. Các Precision Driver thường đã được chứng nhận và và có tay nghề cao trong việc điều khiển nhiều loại xe dưới nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Họ được cho phép sử dụng các thiết bị định vị để xác định chính xác điểm dừng, tốc độ cần duy trì và xuất hiện đúng thời điểm.
Stunt Coordinator – là người quản lý và điều phối tất cả các cảnh quay hành động nguy hiểm đòi hỏi sự có mặt của diễn viên đóng thế trong phim. Các Stunt Coordinator luôn tuân theo quy định an toàn trong quá trình quay để đảm bảo sự an toàn của mỗi diễn viên đóng thuế. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.
Stunt Performer (Diễn viên đóng thế) – là người có nhiều kinh nghiệm trong việc thực hiện các pha hành động nguy hiểm trên màn ảnh. Dưới sự giám sát chặt chẽ của các Stunt Coordinator, các diễn viên đóng thế sẽ thực hiện các cảnh quay mà diễn viên không có khả năng hoặc không sẵn sàng để thực hiện theo kịch bản. Các cảnh nguy hiểm có thể bao gồm nhảy xuống từ độ cao lớn, các cảnh lật xe, lặn, rơi tự do, đâm xe, cháy, các pha nguy hiểm dưới nước và những pha hành động nguy hiểm khác cần đến sự giúp đỡ của diễn viên đóng thế.
TRANSPORTATION – VẬN CHUYỂN
Gang Boss / Transportation Captain – là người tổ chức và cung cấp các xe vận chuyển cho tất cả các thành viên đoàn lam phim, trang thiết bị và diễn viên đến và đi khỏi các địa điểm quay. Các Gang Boss / Transportation Captain triển khai các phương tiện và điều khiển và các thời điểm thích hợp giúp cho việc quay phim diễn ra đúng tiến độ và ngân sách. Họ cũng làm việc chặt chẽ với các nhà quả lý địa điểm trong việc xin giấy phép đậu xe và địa điểm đậu xe phù hợp.
Transportation Driver – là người làm việc dưới sự giám sát của Transportation Captain. Transportation Captain và tài xế lái xe và vận hành tất cả các loại xe được nhà sản xuất cung cấp đến và đi từ các địa điểm quay. Bao gồm việc di chuyển đoàn làm phim, thiết bị và diễn viên một cách an toàn đến và đi khỏi địa điểm quay theo lịch trình đã định. Các loại xe được cung cấp có thể là xe tải, xe khách, stake beds, flatbeds, limos, xe hơi hoặc bất kỳ loại xe nào cần thiết để phục vụ di chuyển.
WARDROBE – PHỤC TRANG
Costume Assistant (Trợ lý phục trang) – là những người làm việc dưới sự giám sát của các Costume Designer với tất cả mọi thứ liên quan đến trang phục của diễn viên. Nhiệm vụ của Costume Assistant là hỗ trợ việc tổ chức, phân bổ và tính toán các trang phục được sử dụng trong các cảnh quay. Họ cũng hỗ trợ trong việc duy trì và chăm sóc cho tủ đồ chung. Đôi khi, công việc này có những yêu cầu rất khắt khe, đặc biệt là các phim mang yếu tố lịch sử.
Costume Designer (Thiết kế phục trang) – là người đưa ra các quyết định về tủ quần áo và trang phục mà diễn viên sẽ mặc dựa trên yêu cầu của kịch bản và miêu tả nhân vật. Costume Designer tạo hoặc chọn nhiều mẫu quần áo, kiểu dáng, màu sắc, kích thước và phụ kiện cho mỗi tủ quần áo được sử dụng cho quá trình sản xuất. Trong những bộ phim lớn hơn, các Costume Designer có các trợ lý hỗ trợ việc tổ chức, phân chia và duy trì tất cả các trang phục dành cho diễn viên.
Tác giả: Justin Griesinger
Nguồn: Film in Colorado